Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát nhiều nhất là vào mùa hè nắng nóng. Một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là mất nước.
Tiêu chảy nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cần hết sức thận trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già.
Tổng quan về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (Theo Bộ Y tế).
Bệnh tiêu chảy là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết: Bệnh tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, khiến bệnh tiêu chảy trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.
Khi muốn xác định có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ngoài trong ngày bao gồm:
- Tăng số lần đi ngoài đột ngột
- Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân
- Thay đổi màu sắc và tính chất phân như phân có nhầy hoặc đi ngoài ra máu
Phân loại các loại bệnh tiêu chảy
- Tiêu chảy cấp tính: là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Tiêu chảy đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần. Nguyên nhân tiêu chảy do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm, trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.
- Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là dai dẳng hoặc mãn tính. Ở một người khỏe mạnh, tiêu chảy mãn tính có thể gây phiền toái hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đối với một người có hệ miễn dịch yếu, hoặc suy giảm miễn dịch thì tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng.
- Tiêu chảy thẩm thấu: dấu hiệu tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.
- Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là gì?
![]() |
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là gì? |
Các nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp
- Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây triệu chứng tiêu chảy do bị nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Luyện tập quá sức: Việc tập luyện nhiều hơn mức yêu cầu thường xuyên có thể khiến ống trực tràng của bạn bị giãn lỏng gây tiêu chảy thường xuyên.
- Stress: Căng thẳng có thể là nguyên nhân gốc rễ của một số bệnh trong đó có tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh gì?
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc.
- Rối loạn vi sinh đường ruột: Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.
- Không hấp thu đường: Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
- Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa trong đó đường tiêu hóa bị viêm khiến cho nhu động ruột lỏng lẻo và gây viêm.
- Viêm đại tràng: Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…
- Bệnh viêm ruột: Bệnh này tương tự với hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, trong bệnh này chỉ có đường ruột bị viêm dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy.
- Viêm túi mật: là tình trạng có một khối phình nhỏ phát triển trong ruột gây trở ngại cho việc tiêu hóa thực phẩm và dẫn đến tiêu chảy.
- Hội chứng đau cơ xơ hóa: là tình trạng bị đau trong cơ xương có liên quan tới mệt mỏi. Tình trạng này có liên quan tới hội chứng ruột kích thích do vậy gây tiêu chảy thường xuyên.
Tiêu chảy lây qua đường nào?
Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên nếu triệu chứng của tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy:
- Đầy bụng, sôi bụng;
- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);
- Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
- Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
![]() |
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy là gì? |
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
- Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh có trong mẫu phân.
- Nội soi đại tràng: cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó có thể thấy những tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân tiêu chảy. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Tham khảo thêm: Giá nội soi đại tràng không đau
Biến chứng của bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ, một số biến chứng tiêu chảy nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.
- Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.
- Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn.
- Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với trẻ nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với trẻ không nhiễm HIV (Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).
Làm gì để hạn chế nguy cơ mất nước?
Hậu quả nguy hiểm nhất của tiêu chảy là mất nước. Mục đích bù nước và điện giải không phải để chữa tiêu chảy mà nhằm phục hồi và duy trì cân bằng dịch trong cơ thể. Chế phẩm bù điện giải thường là oresol.
Ngoài ra còn một số phương pháp giảm tiêu chảy tại nhà nhằm phòng tránh mất nước như:
- Uống trà thảo mộc: Một trong những cách làm giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả là uống trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà vỏ cam. Loại trà này cung cấp chất xơ và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, làm dịu cơn đau, giúp điều hòa nhu động ruột.
- Uống nước gừng: Tính ấm, tán hàn, làm ấm tỳ vị, giải độc của gừng có tác dụng ổn định huyết áp, ho, đau mỏi xương khớp, đặc biệt giúp cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi cực kỳ hiệu quả.
- Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lưu thông máu, giảm đau giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau đầu, nhuận tràng, chống tiêu hóa rối loạn.
- Giảm tiêu chảy bằng lá ổi: Lá ổi có chứa chất tanin kháng khuẩn, là săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài. Bạn chỉ cần lấy một nắm búp ổi, sắc với hai bát nước trong khoảng 15 phút, để nguội rồi uống. Mỗi lần một chén, ngày uống nhiều lần sẽ đỡ ngay.
- Ăn lá mơ lông: Lá mơ có tác dụng nhuận tràng, giảm đi ngoài, táo bón, đầy hơi, đau bụng. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể lấy một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm một chút muối, trộn đều. Có thể hấp hoặc nướng hỗn hợp.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Người bị tiêu chảy nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như cơm, ngũ cốc, cháo, tránh ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đạm khiến khó tiêu hóa. Nên chế biến thanh đạm, cho ít gia vị để đường ruột co bóp nhẹ nhàng, nhanh khỏi. Đồng thời, bạn có thể uống thêm men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, sản sinh lợi khuẩn tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa khỏe.
- Tránh xa một số loại thức ăn: Những món ăn tái, sống, tiết canh, hải sản, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn, do đó người bệnh cần tránh xa. Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy cũng cần hạn chế uống cafe, rượu bia, nước có ga . Thay vào đó, bạn nên uống các loại nước ép hoa quả tươi như táo, ổi, cam, bưởi…
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục khi bị mệt mỏi, mất sức khi tiêu chảy. Bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày, nằm nghỉ thoải mái trên giường, có thể chườm nóng để giảm bớt các cơn co thắt ở đáy bụng.
Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện mất nước nghiêm trọng cần được điều trị tiêu chảy kịp thời bằng phương pháp truyền dịch tĩnh mạch. Có thể cần giới thiệu chuyên khoa để bù nước cho bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân bị bệnh thận hoặc suy tim.
Các thuốc điều trị tiêu chảy
Nhóm thuốc hấp phụ và tạo khối
Thuốc có tác dụng hấp phụ các chất trong lòng ruột, kể cả nước hay độc tố. Thuốc thường được dung nạp tốt và an toàn để sử dụng, nhưng không hiệu quả ở những bệnh nhân bị sốt tiêu chảy ra máu. Các thuốc phổ biến là: Attapulgit, diosmectit...
Về lý thuyết, thuốc có thể hấp phụ các chất độc do vi khuẩn độc sinh ra và hoạt động bằng cách ngăn cản sự bám dính của chúng vào màng ruột. Do đó, hiệu quả phụ thuộc vào việc sử dụng sớm trước khi chất độc bám vào thành ruột.
Nhóm thuốc chống tiết dịch
Bismuth subsalicylate có tác dụng kháng tiết, kháng khuẩn và chống viêm, được dùng trong điều trị tiêu chảy cấp. Thuốc giúp làm giảm số lượng phân đi ngoài và thời gian tiêu chảy khoảng 50%.
Thuốc có thể làm phân có màu đen và cản trở sự hấp thu của các loại thuốc khác như diphenoxylate và tetracycline.
Dùng quá liều, có thể dẫn đến ngộ độc gây biến chứng thần kinh và thành phần salicylat của thuốc có thể gây ngộ độc salicylat. Vì vậy không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với salicylat, kể cả aspirin.
Nhóm thuốc giảm nhu động ruột
Các thuốc trong nhóm này chủ yếu là thuốc nhóm opiat và dẫn chất opioid, bao gồm loperamide và phối hợp diphenoxylat với atropin sulfat tác dụng tại chỗ làm giảm nhu động thành ruột và trương lực cơ.
Loperamide là thuốc được khuyến nghị phổ biến nhất để điều trị tiêu chảy cấp tính không biến chứng.
Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc làm giảm đáng kể khối lượng phân trong hầu hết các hội chứng tiêu chảy phân nước.
Men vi sinh
Kháng sinh
Đa số các trường hợp tiêu chảy là do virus như rotavirus, norovirus, vì vậy kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng vì không mang lại hiệu quả.
Kháng sinh chỉ được sử sụng khi có chỉ định của bác sĩ khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy là do vi khuẩn.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tiêu chảy
Đối với tiêu chảy nhẹ hoặc cấp tính, trong thời gian ngắn, hầu hết người lớn có thể tự điều trị bằng: Bù nước, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc không kê đơn...
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng, kéo dài hoặc kèm theo máu, sốt cao hoặc sụt cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Chẩn đoán là cần thiết để điều trị đúng nguyên nhân cơ bản.
Thuốc trị tiêu chảy nên được sử dụng thận trọng và có sự giám sát của bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng. Do thuốc làm chậm quá trình di chuyển của ruột kết, có thể kéo dài thời gian nhiễm trùng đường ruột (viêm đại tràng), và trong trường hợp viêm đại tràng nặng, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tê liệt ruột kết.
Không có loại thuốc nào là không có rủi ro. Hãy hỏi dược sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu không chắc chắn lượng thuốc cần dùng, tần suất dùng thuốc hoặc tương tác có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào khác đang dùng hay không.
Những điều nên làm khi bị tiêu chảy
- Trong mọi trường hợp, phải đảm bảo đủ nước.
- Tiêu chảy nhiều nước, phân có máu, sốt và sụt cân là những dấu hiệu cảnh báo cần được bác sĩ đánh giá và có thể cần truyền dịch tĩnh mạch.
- Được sử dụng theo chỉ dẫn, loperamide là thuốc an toàn để kiểm soát tiêu chảy, nhưng tuyệt đối không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo.
- Tiêu chảy nặng có thể đe dọa tính mạng, vì vậy cần hết sức thận trọng, đặc biệt là ở người rất trẻ và rất già.
- Cuối cùng, nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện hoặc nếu các triệu chứng xấu đi, nên đến các cơ sở y tế để được xử trí.
![]() |
Những điều nên làm khi bị tiêu chảy |
Tiêu chảy ăn gì?
- Thực phẩm giàu tinh bột: Khi bị đi ngoài, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, bánh mỳ, yến mạch, các loại đậu,… Các loại thực phẩm này vừa dễ ăn lại khiến quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
- Thức ăn mềm như cháo, súp : Cháo có thể chế biến từ nhiều nguyên liệu như hàu, ức gà, cá chép,… cung cấp nhiều dưỡng chất giúp người bệnh dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng nhất. Ăn cháo cũng là cách để bù nước hiệu quả khi bị tiêu chảy.
- Thực phẩm chứa đạm: Đi ngoài liên tục dễ khiến người bệnh mất sức, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, nên bổ sung thức ăn có chứa đạm như thịt gà, thịt bò, trứng, sữa hạt… Lưu ý trong quá trình chế biến nên thái nhỏ hoặc hầm kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
- Thực phẩm nhiều chất xơ: Một số loại thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều bã như họ nhà cải không tốt cho tình trạng đi ngoài. Tuy nhiên, các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ mà ít bã lại giúp dễ tiêu hóa, không kích ứng đường ruột, có thể kể đến như: cần tây, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, táo…
- Trái cây cung cấp vitamin: Trong các loại trái cây như hồng xiêm, măng cụt, ổi, chuối, việt quất,… chứa rất nhiều vitamin A, B, C. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn làm dịu dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
- Sữa chua: Sữa chua tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển, đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu ở bao tử, điều tiết phân lỏng, hạn chế các triệu chứng của kiết lỵ.
Post A Comment:
0 comments: