Ung thư dạ dày là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong mô niêm mạc dạ dày, các khối u dạ dày hay còn gọi là polyp dạ dày cũng có thể do ung thư di căn từ các bộ phận khác của cơ thể nhưng chúng không được coi là ung thư dạ dày.
Hệ thống TNM ung thư dạ dày là gì?
Theo các Tổ chức y tế và Hiệp hội ung thư trên thế giới, giai đoạn của ung thư dạ dày được phân loại bởi hệ thống TNM, viết tắt của Tumour (T), Nodes (N) và Metastasis (M).
- Tumour (T) nghĩa là khối u: mô tả kích thước của khối u và mức độ lan rộng của ung thư vào mô phổi. Khối u có thể được phân loại từ T1a (mô tả khối u dưới 1cm) đến T4 (mô tả khối u lớn hơn 7cm).
- Nodes (N) mô tả mức độ lan rộng của khối u đến các hạch bạch huyết gần đó. Các nodes có thể được phân loại từ N0 tức là nơi không có sự lây lan, đến N3 là nơi ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như bên kia của ngực hoặc xương đòn.
- Metastasis (M) nghĩa là di căn: trả lời câu hỏi liệu ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể bên ngoài dạ dày hay chưa. Sự di căn có thể được phân loại từ M0, tức là nơi không có sự lây lan đến M1c tức là nơi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể và tạo ra các khối u bổ sung.
Bài viết liên quan: Bảng giá nội soi dạ dày
Vai trò của hệ thống TNM trong phân loại ung thư dạ dày
Hệ thống phân giai đoạn TNM cho ung thư dạ dày là một hệ thống được quốc tế chấp nhận trong việc sử dụng để mô tả mức độ bệnh. Hệ thống TNM kết hợp các đặc điểm của khối u thành các nhóm giai đoạn bệnh tương quan với khả năng sống sót và được liên kết với các khuyến nghị điều trị.
Mục đích của việc phân giai đoạn TNM là cung cấp mô tả về mức độ giải phẫu của bệnh ung thư để có thể dễ dàng truyền đạt cho người khác, hỗ trợ trong các quyết định điều trị và đóng vai trò như một chỉ số tiên lượng.
Trong thực hành lâm sàng, giai đoạn TNM được kết hợp với các đặc điểm lâm sàng riêng biệt của bệnh nhân và trong một số trường hợp, các đặc điểm phân tử của chính khối u để hướng dẫn đánh giá tiên lượng và lựa chọn điều trị ung thư dạ dày.
Giai đoạn TNM được mô tả là bệnh lý khi nó dựa trên những phát hiện thu được trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ hoặc thăm dò. Ngược lại, phân giai đoạn TNM lâm sàng dựa trên các phát hiện hình ảnh có hoặc không có thông tin bổ sung từ các thủ tục sinh thiết xâm lấn tối thiểu, chẳng hạn như sinh thiết hướng dẫn siêu âm nội phế quản.
Kết luận
Hệ thống TNM chia ung thư dạ dày thành 5 giai đoạn từ 0 - 4, giúp quá trình chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thuận tiện, đơn giản và phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh hơn.
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị và không thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy, để phòng ngừa, người dân nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt, độ tuổi khuyến cáo thực hiện sàng lọc định kỳ là 40 tuổi.
Tầm soát ung thư là phương pháp được khuyến cáo thực hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhằm phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng ung thư trong giai đoạn sớm, giúp đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời và chữa khỏi cho người bệnh.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không biểu hiện cụ thể, rõ ràng, người bệnh thường chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng,...
Mặc dù triệu chứng ban đầu có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu không thăm khám và điều trị sớm, ung thư dạ dày sẽ tiến triển thành bệnh lý ác tính. Nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động đến các phòng khám tiêu hóa để được bác sĩ thăm khám nếu các triệu chứng kéo dài vài ngày không thuyên giảm.
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xác định vị trí đau, chỉ định thực hiện một hoặc nhiều phương tiện cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hoặc nội soi tiêu hóa nếu cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau bao tử, ợ chua, ợ nóng, nóng rát ở ngực, đầy hơi, buồn nôn,... bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà nên chủ động đến các trung tâm nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Hiện nay, nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Bác sĩ tại trung tâm nội soi tiêu hóa sẽ sử dụng một ống soi mỏng, mềm, có nguồn sáng ở đầu dây để quan sát tình trạng bên trong dạ dày - thực quản. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra các tổn thương và chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Có 2 phương pháp nội soi được bác sĩ chỉ định trong chẩn đoán là nội soi thường và nội soi không đau. Nội soi dạ dày không đau là phương pháp được nhiều người lựa chọn do sự thuận tiện trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu do chuyển động của dây soi như các phương pháp truyền thống.
Một lí do khác khiến phương pháp nội soi không đau được nhiều người lựa chọn chính là giá nội soi dạ dày không đau không chênh lệch quá nhiều so với nội soi thông thường. Ngoài ra, độ chính xác và tỷ lệ phát hiện tổn thương, dấu ấn ung thư của nội soi không đau cũng cao hơn so với các phương pháp nội soi khác.
Tham khảo thêm bảng giá nội soi tiêu hóa
Bạn có thể tham khảo địa chỉ những phòng khám nội soi dạ dày để đến thăm khám các bệnh về đường tiêu hóa, sàng lọc và chẩn đoán các triệu chứng ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm tại Tp. Hồ Chí Minh:
Post A Comment:
0 comments: